Người tớ trai của ông trường giả

Người tớ trai của ông trường giả

Một hôm nhân giảng về Bát quan trai giới Đức Thế Tôn có dạy bà tín nữ tên Vi Sa Kha rằng nhà vua trị được mười sáu nước lớn trong đời ấy có cả bảy thứ báu, là người quyền hành, giàu có sang trọng nhất nhưng cái phước ấy cũng không bằng một phần thứ mười sáu của công đức thọ bát quan trai giới ngày và đêm trọn vẹn.

Trong thời gian quá khứ tại xứ Bàrànasì có một ông trưởng giả tên là Thủ Chi Ba bản tính thích làm phước. Những người trong gia đình ông, từ vợ con đến tôi tớ đều thọ Bát quan trai giới ít lắm là sáu ngày (trong một tháng).

Khi ấy có một người đến xin làm công trong gia đình ông. Ông thu nhận nhưng sơ ý không nói cho ấy biết rằng, tất cả người nhà ông đều thọ Bát quan trai giới.

Người ấy làm việc rất siêng năng. Ngày nọ nhằm ngày giới, ông trưởng giả mới bảo những người nấu ăn rằng:

    Ngày nay là ngày Bát quan trai giới, hãy nấu cơm cho nhân công ăn sớm, vì họ chỉ ăn có một buổi.

Bọn đầu bếp cùng toàn thể gia đình đều làm theo lời ông. Riêng người làm công mới ấy cứ đi làm như thường lệ, vì không ai cho anh biết. Trong khi ấy những người khác ngồi yên niệm Phật, hoặc quan sát lại phẩm hạnh của mình. Sau khi làm xong phận sự về, người làm bếp mới dọn cơm cho anh ăn. Anh lấy làm lạ hỏi:

    Mỗi khi chừng nầy người ta ăn uống om sòm, bữa nay họ đi đâu mất hết. Người làm bếp đáp:

    Những người ấy giữ Bát quan trai giới nên họ về chỗ nghỉ của họ hết. Anh ấy mới tự nghĩ:

    “Ta ở chung với toàn thể người có giới đức, vậy ta không nên để cho ta là kẻ không có giới đức.” Anh nghĩ như thế nên không ăn cơm, anh vào hầu ông trưởng giả và hỏi:

    Thưa ông, nếu tôi nguyện thọ Bát quan trai giới vào giờ này, thì tôi có được phước của Bát quan trai giới ấy không?

Ông trưởng giả đáp:

    Người không phát nguyện thọ từ sáng sớm nếu ngươi thọ từ bây giờ thì ngươi chỉ được có phân nửa thôi.

Anh ấy nghĩ rằng:

    Dù phân nửa cũng được bằng hơn là không có. Thế rồi anh xin phát nguyện thọ. Sau khi anh ấy về chỗ nghỉ và quan sát về giới của mình. Vì cả ngày làm lụng vất vả tối lại không ăn uống, nên khuya anh bị ngộ gió độc. Ông trưởng giả đem thuốc và vật thực lại và bảo rằng:

    Đây con hãy dùng thuốc và vật thực đi!

Người ấy nghĩ ta không nên phạm giới, nên trả lời:

    Thưa ông, tôi nguyện giữ giới trong sạch đến chết. Lúc rạng đông anh không thể chịu nổi chứng bệnh làm cho anh mê mang.

Người ta thấy thế mới cho rằng anh ta sắp chết nên khiêng ra để ngoài hiên. Vì họ kiêng cử kẻ chết trong nhà.

Ngày ấy Đức Vua Bàrànasì ngự đi quanh thành để xem sự sống của dân. Anh ở mướn ấy đang nằm nửa tỉnh nửa mơ trông thấy sự sang cả của nhà vua liền ước muốn được như thế. Nhưng tội nghiệp thay! vừa ước nguyện xong thì anh chết. Anh tái sinh vào lòng của hoàng hậu Bàrànasì là do nhờ quả của anh đã thọ Bát quan trai giới.

Khi hoàng hậu sanh con trai, đức vua liền đặt tên là U Đ a Da. Khi lớn lên thái tử được nối ngôi của vua cha. Ngài nhớ được kiếp trước nên hằng tâm niệm:

    “Đây là nhờ quả của Bát quan trai giới mà ta đã thọ”. Từ ấy ông càng cố công tu.

Đức Thế Tôn dạy rằng:

    Một khi các người thọ trì Bát quan trai giới gọi là làm những việc lành mà bậc trí thức xưa kia được hưởng quả cao quý.

Bát quan trai giới là một việc làm vô tội mà trái lại còn có rất nhiều phước, mà hơn nữa việc ấy lại là một phương pháp để diệt trừ phiền não mới từ ngoài vào.

Sự giúp đỡ cũng như tạo sự an lành cho ta. Giúp đỡ chỉ giùm những người già cả mang nặng đi lạc đường hoặc chỉ đường cho các vị Sa Môn đi khất thực. Nói tóm lại là làm những điều gì lợi cho người mà không hại mình và kẻ khác gọi là làm điều vô tội. Nói rộng hơn nữa sự trồng cây để cho bóng mát hay là làm cầu, đắp đường cùng là việc làm đem sự hữu ích cho mọi người cũng đều gọi là làm việc vô tội và tạo rất nhiều phước.

Xem thêm: